Đầu CD là thiết bị đã quá quen thuộc với chúng ta, nhưng để hiểu cụ thể về nó thì không phải đơn giản. Trong bài này, Công Audio sẽ cùng bạn đi tìm hiểu nhiều thông tin thú vị xung quanh thiết bị này. Chúng tôi sẽ tập trung vào đầu CD hi end, là phân khúc mà Công Audio đang định hướng lâu dài.
Đầu CD của Nagra Audio – thương hiệu hi end Thụy Sĩ
Khái niệm đầu CD hi end
Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khái niệm đầu CD hi-end và lịch sử phát triển từ khi mới xuất hiện đến bây giờ.
Đầu CD là gì?
CD là viết tắt của từ Compact Disc, Tiếng Việt thường gọi là đĩa compact hoặc đĩa quang. Đây là đĩa lưu trữ dữ liệu bằng định dạng quang học, được Philips và Sony đồng phát triển và phát hành năm 1982. Ban đầu chúng chỉ được phát triển để lưu trữ các bản ghi âm thanh dạng kỹ thuật số (CD-DA), sau đó được điều chỉnh lưu trữ nhiều dạng dữ liệu khác như hình ảnh, video…
Đầu CD là thiết bị dùng để đọc đĩa CD, chuyển tín hiệu số lưu trữ trong đĩa thành tín hiệu dùng được cho thiết bị tiếp theo. Trong audio, đầu CD giúp chuyển tín hiệu số thành tín hiệu âm thanh tương tự truyền tiếp đến ampli để khuếch đại ra loa.
Như thế nào là đầu CD hi end
Hi end là từ để chỉ phân khúc cao cấp nhất của mỗi dòng sản phẩm, dựa theo giá trị của chúng. Nhiều sản phẩm có thể gọi là đầu CD cao cấp, nhưng để gọi là đầu CD hi-end thì theo chúng tôi khoảng giá phải từ 15.000$ trở lên. Có những sản phẩm đầu bảng của các thương hiệu lớn giá thành lên tới 100.000$.
Đầu CD của CH Precision có giá lên tới hơn 30.000$
Tại sao giá thành của chúng lại cao đến như vậy? Khác biệt quan trọng nhất nằm ở âm thanh, cùng một số điểm khác như hình dáng, độ bền, thương hiệu… Để đạt được âm thanh chất lượng nhất, các nhà sản xuất đầu CD hi end cần phải sử dụng linh kiện tốt nhất, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất. Nguồn phát nói chung, đầu CD nói riêng là thiết bị đầu tiên trong hệ thống, quyết định rất lớn tới chất lượng âm thanh của cả bộ dàn. Vậy nên lời khuyên của nhiều chuyên gia là khi bạn lựa chọn đầu phát CD, hãy chọn sản phẩm cao cấp nhất mà bạn có khả năng mua.
Lịch sử phát triển đầu CD hi end
Xuất hiện mạnh mẽ
Năm 1970, nhà phát minh người Mỹ James T.Russell được cấp bằng sáng chế hệ thống ghi thông tin kỹ thuật số đầu tiên sử dụng lá mỏng quang học trong suốt chiếu bằng đèn halogen. Đây được coi là phiên bản đầu tiên của đĩa compact (CD) sau này.
Philips và Sony độc lập phát triển nguyên mẫu CD vào cuối những năm 1970. Năm 1980, tiêu chuẩn Red Book CD-DA của đĩa compact được ra mắt.
Sony CDP-101, đầu CD đầu tiên trên thế giới
Năm 1982, CD bắt đầu được thương mại hóa và tạo ra cơn sốt bùng nổ ngay lập tức. Cùng năm đó, Sony và Philips cũng ra mắt Sony CDP-101, đầu phát CD đầu tiên được phát hành thương mại. Thời điểm xuất hiện, CDP-101 cũng có thể coi là đầu CD hi end vì giá thành không hề rẻ của nó.
Phát triển và thoái trào
Chiến lược phát triển của Sony và Philips là tạo ra một tiêu chuẩn sử dụng cho tất cả các đĩa và đầu đĩa CD trên toàn thế giới. Người chơi có thể mua đĩa và đầu phát từ bất cứ nhà cung cấp nào đều có thể nghe được dễ dàng. Tiêu chuẩn Red Book CD-DA ra mắt năm 1980 và được IEC chính thức thông qua như một tiêu chuẩn quốc tế vào năm 1987.
Giá máy nghe nhạc CD dần giảm xuống, và với sự ra đời của máy nghe nhạc di động, đĩa CD trở nên thông dụng và phổ biến với đại chúng. Năm 1988, 400 triệu đĩa CD được sản xuất bởi 50 nhà máy trên khắp thế giới.
CD Walkman, thiết bị nghe nhạc di động đã từng làm mưa làm gió trên thế giới
Với sự ra đời và phổ biến của việc phân phối âm thanh trên internet, doanh số bán đĩa CD bắt đầu giảm từ những năm 2000. Ví dụ đến năm 2008, doanh số bán đĩa CD của các hãng lớn giảm 20%. Năm 2012, CD và DVD chỉ chiếm 34% doanh số bán nhạc tại Hoa Kỳ.
Hiện nay, đĩa CD chỉ còn xuất hiện trong âm thanh hi-fi, sử dụng cùng những đầu CD hi end. Chất lượng đĩa CD và đầu phát cũng như công nghệ ghi được phát triển rất nhiều giúp chất lượng âm thanh ngày càng tốt. Thêm vào đó, nhiều đầu đĩa CD hiện giờ được tích hợp với bộ giải mã kỹ thuật số giúp người chơi thêm sự lựa chọn.
Cấu tạo và hoạt động của đầu CD hi end
Cách ghi và in đĩa CD
Như chúng ta đã biết, đĩa than và băng từ (băng cối hoặc băng cassette) ghi tín hiệu tương tự còn đĩa CD ghi tín hiệu số. Đĩa than ghi lại tín hiệu dạng sóng bằng cách va đập để khắc lại trên bề mặt nhựa, băng từ ghi lại tín hiệu dạng sóng bằng dao động từ tính nhiễm trên mặt băng. Đĩa CD sẽ ghi lại một chuỗi số nhị phân có được sau quá trình “lấy mẫu”, là quá trình đo và chuyển âm thanh thành dạng tín hiệu số.
Chất lượng nhạc phụ thuộc vào quá trình lấy mẫu
Chuỗi số có được sau quá trình lấy mẫu sẽ được ghi lên một đĩa gốc (master). Đĩa gốc được “đốt” bằng các chùm tia laser khắc các vết lồi vào bề mặt đại diện cho số 0. Các vị trí bề mặt không bị “đốt” vẫn phẳng, thấp hơn so với các vết kia đại diện cho số 1. Dãy các vết lồi lõm rất nhỏ này được xếp theo hình xoắn ốc liên tục, có thể lên tới 3-5 tỷ hố trên một đĩa. Sau khi đĩa chính được tạo ra, nó được dùng để dập hàng triệu đĩa bản sao khác, đây là những đĩa bạn sẽ mua về để sử dụng.
Cách thức hoạt động của đầu CD hi end
Ba bộ phận cơ bản của mọi đầu phát CD là đĩa xoay, đầu đọc quang học và DAC.
Bàn xoay có tác dụng xoay tròn đĩa CD, tốc độ nhanh hơn đĩa than rất nhiều (khoảng 600 vòng/phút). Đầu đọc quang học bao gồm một diode phát chùm laser và một thụ cảm quang điện. Khi đĩa quay, đầu đọc quang học di chuyển dần từ tâm đĩa ra ngoài rìa để đọc theo đường xoắn ốc đã ghi. Tia laser chiếu lên bề mặt đĩa và phản xạ trở lại (vết phẳng) hoặc bị phân tán (vết lồi). Tế bào quang điện đọc được tia sáng phản trở lại sẽ nhận định nó là số 1, không thấy tia sáng sẽ nhận định nó là số 0. Chuỗi số nhị phân do tế bào quang điện ghi lại sau đó được gửi đến mạch DAC (Digital Analog Converter).
Quá trình hoạt động của đầu CD
Mạch DAC có nhiệm vụ giải mã chuỗi số nhị phân trên thành tín hiệu điện dạng sóng analog. Tín hiệu này được truyền tới amply để khuếch đại lên nhiều lần và dẫn ra loa để tái tạo thành âm thanh nghe được.
Bàn xoay và đầu đọc gộp chung lại gọi là bộ cơ, DAC gọi là bộ giải mã. Thiết kế thông thường, tất cả bộ phận này gộp chung vào trong một thiết bị. Nhưng với những đầu CD hi end, các nhà sản xuất có thể tách rời bộ cơ và bộ giải mã ra hai thiết bị khác nhau (gọi là bộ D-A). Thiết kế này được cho là giúp tránh rung, nhiễu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bộ phận. Đồng thời bộ giải mã DAC có thể tích hợp và sử dụng thêm nhiều loại đầu vào digital khác nhau.
Nghe thử đầu CD hi end ở đâu?
Hiện nay đầu CD đã không còn được sử dụng quá nhiều mà đã bị thay thế bởi nhiều định dạng lưu trữ khác. Tuy nhiên, đây vẫn là một miền ký ức rất đẹp của nhiều audiophile với những chiếc đĩa nhỏ lấp lánh sắc màu. Ở phân khúc hi end tại Việt Nam hiện nay, vẫn có nhiều thương hiệu nổi tiếng sở hữu đầu CD hi end như: Accustic Arts, CH Precision, Nagra… Bạn có thể tham khảo thêm những thương hiệu đầu CD tốt nhất tại đây: https://congaudio.com.vn/dau-doc-cd-sacd.html
Showroom Công Audio tại 49 Hai Bà Trưng
Công Audio với 20 năm kinh nghiệm hiện đang phân phối nhiều thương hiệu audio hi end nổi tiếng. Nếu bạn có nhu cầu về đầu CD nói riêng, hay thiết bị audio nói chung, Công Audio trân trọng mời bạn tới trải nghiệm tại showroom Công Audio. Tại đây, bạn sẽ được cảm nhận một không gian âm thanh đẹp đúng nghĩa. Những tư vấn viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn với kinh nghiệm, chuyên môn và thái độ nhiệt tình, lịch sự. Các audiophile đã có bộ dàn sẵn muốn nâng cấp, thay đổi, chúng tôi sẵn sàng để bạn mượn thiết bị vài ngày để thử tại nhà, giúp bạn có cảm giác thoải mái nhất với sản phẩm của chúng tôi. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể:
Địa chỉ: Tầng 1, Hanoi Tower, Số 49 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Website: https://congaudio.com.vn/ .
Hotline: 0986 137 168./.